Hiển thị tất cả 19 kết quả

VIDEO SẢN PHẨM NỒI NẤU-CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG -CHẢO XÀO

Nồi nấu cô đặc chân không cấu tạo gồm 4 phần chính: nồi cô chân không, mô tơ cánh khuấy, bình ngưng và ống dẫn hơi. Máy được sử dụng để cô đặc dung dịch thực phẩm, dược phẩm, năng suất đa dạng, thời gian cô đặc nhanh ở nhiệt độ thấp đảm bảo giữ nguyên vẹn được màu sắc, mùi vị, hoạt chất và các đặc tính vốn có của sản phẩm. Máy được chế tạo bằng vật liệu inox thực phẩm sus304 không han gỉ, chống ăn mòn, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm.

Nồi nấu cô đặc chân không là gì?

Cô đặc là quá trình làm tăng nồng độ của chất rắn hòa tan trong dung dịch bằng việc đun sôi, dung môi sẽ tách ra khỏi dung dịch dạng hơi bằng áp suất chân không, chất hòa tan được giữ lại trong dung dịch.

Chính vì vậy, trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, cô đặc chân không có vai trò hết sức quan trọng, thu được sản phẩm chất lượng cao, thu hồi lại được dung môi đem lại hiệu quả cao.

Quá trình cô đặc thực hiện ở nhiệt độ sôi dưới 100 độ C, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, có sự bay hơi liên tục và dung môi ít tạo cặn.

Nguyên lý hoạt động thiết bị cô đặc chân không

  • Dung dịch trong nồi nấu cô đặc chân không được gia nhiệt, dưới tác động của nhiệt và cánh khuấy, dung môi trong dung dịch hoá hơi.
  • Dưới sức hút của bơm chân không vòng nước và đối lưu tự nhiên, dung môi ở thể hơi sẽ di chuyển từ nồi cô qua đường ống sang tháp ngưng.
  • Tại tháp ngưng, dung môi nóng ở thể hơi tiếp xúc với các ống chùm có nhiệt độ thấp làm dung môi được ngưng tụ và thu hồi tại bình chứa dung môi.
  • Chu trình tách và thu hồi dung môi diễn ra liên tục đến khi độ đặc của dung dịch trong nồi đạt yêu cầu.
  • Lưu ý: Bơm nước làm mát liên tục bơm luân chuyển nước từ bình chứa nước làm mát đến ống chùm trong tháp ngưng trong suốt quá trình vận hành.

Phân loại nồi nấu cô đặc chân không

Có nhiều tiêu chí phân loại nồi nấu cô đặc chân không, theo phương pháp tiến hành quá trình cô đặc, thiết bị cô đặc chân không bao gồm các loại sau:

  • Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi: Phương pháp dùng nhiều nồi cô đặc có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ sau sử dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt nhất so với sử dụng một nồi, tuy nhiên số lượng nồi không nên quá nhiều vì sẽ làm giảm hiệu quả, tốt nhất là 3 nồi.
  • Hệ thống cô đặc liên tục: Quá trình cô đặc diễn ra liên tục
  • Hệ thống cô đặc gián đoạn: Quá trình cô đặc diễn ra không liên tục, kết quả không tốt bằng hệ thống cô đặc liên tục